Chỉ trích Tòa_án_Nürnberg

Hình thức

Hầu hết phiên tòa, nếu không nói là toàn bộ, đều dựa trên những văn bản, hiệp ước, tuyên bố, báo chí,... của chính quyền. Trừ những bị cáo, có rất ít lời khai của các nạn nhân. Sự thiếu sót này có lẽ đã khiến cho chính sách diệt chủng của Đức Quốc Xã, còn gọi là giải pháp cuối cùng, không được phát hiện sớm hơn. Đồng thời định nghĩa của tội ác chống lại loài người không bao gồm những tội ác trước 1939 và sau ngày 8 tháng 5 năm 1945. Joseph Kessel cho rằng: "Các hình vẽ, văn bản, giấy tờ chứng thực khá là dài dòng".[73]

Xu hướng báo chí

Cuối phiên tòa, hai khuynh hướng xuất hiện rõ ràng trên báo chí quốc tế, trong khi đó báo chí Đức, dưới sự kiểm soát của phe Đồng Minh, không cho phép chỉ trích mạnh mẽ nào.

Một mặt, báo chí Liên Xô, cũng như các nước cộng sản khác và cánh tả Pháp phản đối ba trường hợp tha bổng. Với một số nhà báo, đó là "sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản và quân sự Đức".

Ngược lại, ở Mỹ và Anh, truyền thông thương tiếc cho sự hà khắc của phán quyết. Thượng nghị sĩ Robert Taft nói về "sự vi phạm công lý"; bình luận viên quân sự người Anh Fuller so sánh những viên chức Đức với người Do Thái. Taft cũng có so sánh tương tự, nói rằng "tìm sự khác nhau [giữ số phận của người Do Thái và những viên tướng].

Công lý của kẻ chiến thắng

Rồi bạn sẽ thấy. Vài năm nữa các luật sư trên toàn thế giới sẽ lên án phiên tòa này. Bạn không thể có một phiên tòa không luật pháp.[74]

 —Joachim von Ribbentrop
Ngày 20 tháng 11 năm 1945

Những người chỉ trích tòa án Nürnberg cho rằng các tội danh chống lại bị cáo chỉ được xem là "tội ác" sau khi chúng đã được thực hiện nên phiên tòa không hợp lệ và khiến đây là một hình thức của "công lý của kẻ chiến thắng".[75][76]

Giáo sư Michael Biddiss cho rằng, "Tòa án Nürnberg tiếp tục ám ảnh chúng ta. ... Câu hỏi đặt ra về điểm mạnh và điểm yếu của chính quá trình tố tụng."[77][78][79]Một số người cho rằng Phát xít và những đồng phạm cần được xét xử bởi những nước trung lập trong chiến tranh, thậm chí là bởi các tòa án Đức chống phát xít. Giáo sư Ludwig Erhard, thủ tướng Tây Đức từ 1963 đến 1966, chỉ trích rằng:

Đáng tiếc là tại Nürnberg, luật pháp chỉ được sử dụng bởi những kẻ thắng trận. Lời hứa sử dụng luật lệ chung, không phải của những kẻ chiến thắng sẽ đáng tin hơn nếu thanh kiếm công lý được cầm bởi những nước trung lập. Đúng là có rất ít nước trung lập trong cuộc chiến này, nhưng vẫn có Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, những nước mà cả chuyên gia luật pháp quốc tế và các thẩm phán đều biết.[80]

Pháp luật hồi tố

Tính hồi tố và đối phó của định nghĩa về tội ác chiến tranhtội ác chống lại loài người là một vấn đề lớn trong nền tảng của luật pháp, với nguyên tắc bất hồi tố của luật hình sự. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được xem xét trong các hiệp định quốc tế, ít nhất là đến năm 1945.Một số điều nhất định của Hiến chương của Tòa án quân sự Quốc tế, cụ thể 19 và 21, giảm nhẹ một số yêu cầu kĩ thuật trong việc thu thập bằng chứng. Điều 19 viết "Tòa án không bị giới hạn bởi những quy định kĩ thuật của bằng chứng... và sẽ sử dụng bất kì chứng cứ nào có giá trị làm chứng". Những điều này gây tranh cãi và nghi ngờ về tính hợp lệ của một số lí lẽ được đưa ra trong tòa án.Quincy Wright, viết mười tám tháng sau phán quyết của IMT, giải thích về sự chống đối với Tòa án:

Cơ sở nền tảng cho Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Điều lệ của Tòa án Công lý Quốc tế và Điều lệ của Tòa án Nürnberg khác xa những giả định thực chứng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của những luật gia trong thế kỷ 19. Hậu quả là những hoạt động của các tổ chức đó thường xuyên bị chỉ trích mạnh mẽ bởi các luật gia thực chứng ... [những người] đã đặt câu hỏi: Lấy vị dụ, làm thế nào các nguyên tắc được đưa ra bởi Tòa án Nürnberg có giá trị pháp lý cho đến khi phần lớn các quốc gia đã nhất trí về một tòa án có thẩm quyền thực thi những nguyên tắc đó? Làm thế nào mà Tòa án Nürnberg có thẩm quyền để kết tội Đức xâm lược, trong khi Đức vẫn chưa chấp nhận tòa án? Làm thế nào mà luật pháp được chấp nhận lần đầu trong Hiến chương Nürnberg năm 1945, lại có thể dùng cho những bị cáo tại phiên tòa với hành vi bị cáo buộc được thực hiện nhiều năm về trước?[81]

Phó Chánh án Tòa án Tối cao William O. Douglas cáo buộc quân Đồng Minh đã phạm tội "thay thế nguyên tắc bằng quyền lực" tại Nürnberg. "Tôi nghĩ lúc đó và cả bây giờ rằng Tòa án Nürnberg không hề có nguyên tắc," ông viết. "Luật lệ được tạo ra có hiệu lực hồi tố để thỏa mãn mong muốn và dư luận lúc bấy giờ."[82]

Để củng cố nền tảng pháp lý của phiên tòa, những lập luận sau về tính bất hồi tố của luật hình sự đã được đưa ra:

  1. Tháng 1 năm 1942, chín chính phủ Châu Âu đang tị nạn ở Luân Đôn, kiên quyết chốn lại việc xét xử con tin bởi quân đội Đức, xuất bản Tuyên bố Saint-James cùng với chính phủ Anh, thông báo rằng sẽ bắt đầu một tiến trình pháp lý chống lại lãnh đạo của Đế chế thứ ba[83]. Tháng 11 năm 1943, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Tam Cường, Anthony Eden của Anh, Cordell Hull của Mĩ, và Vyacheslav Molotov của Liên Xô tập trung ở Moskva, quyết định tham gia vào việc truy tố lãnh đạo của Đệ tam đế chế[84].
  2. Mặt khác, để biện minh cho tội danh chống lại hòa bình không có trong phát biểu của Saint-James và Moskva, các luật sư Anh đã sử dụng Hiệp ước Kellogg–Briand năm 1928, trong đó tất cả bên ký, bao gồm Mĩ, Đức, Anh và Pháp phải hạn chế sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn với nhau. Do đó, theo William Chanler, cố vấn pháp lý của quân đội Mĩ ở Đức, "người vi phạm hiệp ước này sẽ mất đi quyền gây chiến và chiến tranh mà họ gây ra sẽ được coi là sát hại và tấn công theo luật của nước bị xâm lược."[85]
  3. Để thiết lập mối liên hệ giữa việc vi phạm hiệp ước Kellogg–Briand với một án phạt hình sự khả dĩ, các thẩm phán sử dụng một khái niệm từ Thông luật, đó là âm mưu: theo đó, bất kì hành nào của một nhóm hay tổ chức nhằm thực hiện một tội ác có tổ chức, nằm trong phạm vi của Thông luật, phải bị trừng phạt, bao gồm cả án tử hình.[86]

Tội ác của quân Đồng Minh

Đống xác sau trận ném bom Dresden, tháng 2 năm 1945.

Tháng 10 năm 1945, Jackson, trong một bức thư viết về những điểm yếu của tòa án, nói với Tổng thống Mỹ Harry S. Truman rằng quân Đồng Minh "đã hoặc đang thực hiện chính những thứ chúng ta truy tố quân Đức. Pháp đang vi phạm Hiệp ước Geneva trong việc đối xử tù binh đến nỗi ta phải ra lệnh lấy lại những tù nhân đã gửi cho họ. Chúng ta tố cáo trộm cướp mà quân Đồng Minh lại đang thực hiện nó. Chúng ta bảo chiến tranh xâm lược là một tội ác và một trong những đồng minh của ta lại xâm lăng và khẳng định chủ quyền tại các nước Baltic."[87][88]

Mặc cho những nỗ lực của thẩm phán và công tố viên Xô Viết, vai trò của Liên Xô rong cuộc xâm lược Ba Lan vẫn được đề cập tới trong phiên tòa. Nghị định thư bí mật trong Hiệp ước Xô-Đức ký ngày 23 tháng 8 năm 1939, đưa ra sự phân chia lãnh thổ Ba Lan giữa Đức và Liên Xô và được thực hiện vào tháng 9 năm 1939. Tuy nhiên, lãnh đạo Liên Xô không bị xét xử trên việc đồng âm mưu.[89] Ngoài ra, Anh và Liên Xô đều không bị xét xử cho việc chuẩn bị và thực hiện chiến dịch Countenance (1941) hay chiến tranh mùa đông (1939-1940). Những cuộc tranh cãi về thảm sát Katyn hay vụ đắm MV ''Wilhelm Gustloff'' cho thấy rõ ràng quân Đồng Minh cũng đã gây ra những tội ác chiến tranh. Mặc dù vậy, sử gia Ba Lan Bronisław Baczko cho rằng nếu những hành vi đó có thể được coi là tội ác, "chúng ta cần cảm ơn thẩm quyền của Nürnberg."[90].Đi xa hơn việc chất vấn Liên Xô, thẩm phán Serge Fuster cùng một số người khác đã chỉ trích quân Đồng Minh về sự khác biệt giữa các cuộc thảm sát dân thường Nga ở Ukraine và các vụ ném bom ở Dresden, Hiroshima và Nagasaki. Nhà sử học Pháp Poliakov viết: "kể từ nay, tồn tại hai loại luật pháp quốc tế, một cho Đức, một cho phần còn lại của thế giới"[80].Freda Utley, trong cuốn sách The High Cost of Vengeance xuất bản năm 1949,[91] cho rằng tòa án bằng tiêu chuẩn kép. Cô chi ra việc quân Đồng Minh sử dụng lao động dân sự ép buộc và cố tình bỏ đói dân thường[92][93] ở những khu vực bị chiếm đóng. Cô cũng chỉ ra rằng Tướng Rudenko, trưởng công tố viên của Liên Xô, sau phiên tòa đã trở thành chỉ huy của trại tập trung Sachsenhausen. Sau sự sụp đổ của Đông Đức, thi thể của 12.500 nạn nhân được tìm thấy ở trại, chủ yếu là "trẻ em, thanh niên và người già".[94])

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa_án_Nürnberg http://www.allacademic.com//meta/p_mla_apa_researc... http://www.fredautley.com/nuremberg.htm http://www.highbeam.com/doc/1P2-3758012.html http://www.huffingtonpost.com/2014/08/24/henry-ger... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.versobooks.com/books/366-victors-justic... http://www.memorium-nuremberg.de/exhibition/visito... http://artemis.austincollege.edu/acad/history/htoo... http://www.fredonia.edu/org/jacksonsymposium/photo... http://nuremberg.law.harvard.edu/php/docs_swi.php?...